|
QUY TRÌNH SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ VI SINH BẰNG PHỤ PHẨM TỪ CÁ, SỬ DỤNG BÁNH DẦU HOẶC BÃ ĐẬU NÀNH KẾT HỢP ENZYME- Ngày đăng: 24-01-2022- Nơi đăng: An Giang - Mức đánh giá: Chưa có đánh giá - Đơn giá: Liên hệ |
Thực trạng sản xuất
Quá trình ủ bánh dầu, bã đậu nành làm phân bón theo phương pháp vi sinh truyền thống kéo dài rất lâu, thường là phải tới 2-3 tháng mới có thể sử dụng. Việc ngâm ủ phụ phẩm từ cá để thối rữa (sau đó mới đem tưới cho cây trồng) tạo ra mùi hôi thối khó chịu, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống người dân, nguyên nhân là có nhiều khí độc sinh ra như H2S (Hydro sulfua – có mùi trứng thối).
Bên cạnh đó, nếu chỉ sản xuất theo phương pháp truyền thống thì khả năng phân giải phụ phẩm từ cá thành những phần tử mà cây dễ hấp thụ (axit amin) là không nhiều. Nhiều người thường lầm tưởng rằng càng thối và càng để lâu thì càng tốt cho cây, không hẳn là như vậy, bởi vì quá trình ủ phân cá, xác cá có được phân giải thành những hợp chất mà cây hấp thụ được hay không mới là điều cốt lõi. Bởi lẽ, cây trồng rất cần nhiều loại nguyên tố khoáng đa, trung, vi lượng để tổng hợp phát triển. Do đó, người canh tác thường cần bổ sung dinh dưỡng cho đất bằng các loại đạm hữu cơ, đạm cá…
Để giải quyết vấn đề, có thể áp dụng giải pháp dùng enzyme thủy phân bánh dầu, bã đậu nành để xử lý phụ phẩm từ cá, sản xuất phân hữu cơ vi sinh bón cho cây. Lý do là enzyme giúp rút ngắn thời gian thuỷ phân, hạn chế mùi phát sinh, dễ phân huỷ phụ phẩm từ cá thành các dinh dưỡng dễ hấp thu. Trong khi đó, bánh dầu và bã đậu nành có hàm lượng đạm thực vật rất cao, chứa đủ các acid amin thiết yếu rất cần cho sự phát triển của tế bào thực vật. Đặc biệt, Arginine và Glutamic và các acid amin mạch nhánh trong đạm đậu nành cao hơn hẳn đạm sữa và trứng. Glutamic và Arginine là những acid amin rất cần để tăng cường hệ thống miễn dịch, đề kháng tự nhiên của cây.
Hiện nay, Sàn Giao dịch Công nghệ Techport.vn (thuộc Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ – Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) đang tiếp tục đồng hành cùng nhà cung ứng trong hoạt động hỗ trợ kết nối, tư vấn chuyển giao công nghệ, thiết bị cho doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu.
Quy trình triển khai
Bước 1: Pha trộn enzyme vào nguyên liệu
Cho 500g enzyme vào 200 lít nước sạch, thêm 10kg mật rỉ đường và tiến hành khuấy đều, tạo thành dung dịch.
Trộn 100kg bánh dầu hoặc 200kg bã đậu nành vào dung dịch đã pha chế, cho vào thùng thủy phân (lu sành hoặc thùng nhựa).
Bánh dầu là một loại phụ phẩm từ ngành sản xuất dầu ăn. Tùy thuộc vào nguyên liệu ép dầu mà thành phẩm thu được có thể là bánh dầu đậu nành, bánh dầu đậu phộng, bánh dầu điều Chúng đều được sử dụng làm phân bón cho cây trồng hiệu quả do có chứa hàm lượng hữu cơ lên tới 28 – 51%, nhiều muối khoáng, acid amin, vitamin… Tuy nhiên, không nên sử dụng bánh dầu để bón trực tiếp cho cây. Bởi nó có thể gây ra mùi hôi khó chịu, tạo điều kiện cho các vi sinh vật có hại cho cây trồng phát triển.
Bã đậu nành (bã đậu) là loại phế phẩm của quá trình làm đậu phụ, sữa đậu nành. Bã đậu nành có màu trắng sữa, hoặc hơi ngà và rất mịn. trong bã đậu nành có chứa rất nhiều đạm thực vật, chất xơ, chất béo, khoáng chất… Đây là nguyên liệu rất tốt để chế biến thành phân bón bã đậu nành hữu cơ vi sinh, bón cho cây trồng mang lại hiệu quả cao.
Bước 2: Đảo trộn thùng thủy phân
Thùng thủy phân được đậy kín và để ngoài nắng. Dung dịch pha chế ở bước 1 có công dụng khử mùi hôi khó chịu trong quá trình ủ và sử dụng.
Tiến hành đảo trộn đều thùng thủy phân mỗi ngày 1 lần để enzyme xúc tác phân huỷ đạm thành các acid amin, cắt mạch tinh bột thành đường, phân hữu cơ sau thuỷ phân không có mùi thối.
Phân bánh dầu, bã đậu nành sẽ phát huy công dụng tốt nhất khi được ngâm hoặc ủ đúng cách.
Bước 3: Thu hoạch
Sau 15-20 ngày thì quá trình thủy phân sẽ hoàn tất, thu được thành phẩm là phân hữu cơ vi sinh.
Phân vi sinh hữu cơ có thể đem sử dụng ngay để bón cho đất, theo tỷ lệ pha loãng với nước sạch là 1/50-100.
Đậy kín để tăng thời gian bảo quản, sử dụng phân thành phẩm.
Ưu điểm của công nghệ
Quy trình ủ phụ phẩm từ cá làm phân hữu cơ vi sinh bằng bánh dầu hoặc bã đậu nành, kết hợp enzyme khá đơn giản. Người dân có thể ứng dụng dễ dàng ngay lập tức mà không cần chuyên gia tư vấn sâu. Quá trình thủy phân diễn ra tự nhiên, không gia nhiệt.
Enzyme sử dụng trong quy trình là chế phẩm sinh học có thành phần chính gồm: enzyme Protease, enzyme Lipase, enzyme Cellulase, enzymes beta Glucacnace cùng vi sinh ức chế mùi. Trong đó, Protease và Cellulosa là những enzyme quan trọng nhất trong nông nghiệp, có tác dụng xúc tác cho phản ứng phân giải protein. Protease còn được gọi là các proteolytic enzym, là các enzym có khả năng thủy phân các liên kết peptid của chuỗi peptid, protein thành các đoạn peptid ngắn hơn và các acid amin.
Khi ứng dụng vào ủ phụ phẩm từ cá làm phân hữu cơ vi sinh bằng bánh dầu hoặc bã đậu nành, enzyme có vai trò rất quan trọng trong quá trình thuỷ phân đạm thực vật thành các acid amin, thuỷ phân tinh bột hay Cellulosa thành đường Gluco, nhờ đó mà rút ngắn được thời gian thuỷ phân, hạn chế mùi phát sinh, phân huỷ phụ phẩm từ cá thành các dinh dưỡng để cây dễ hấp thu, cho hàm lượng các acid amin sau thuỷ phân cao.
Các điều kiện triển khai
Thiết bị: chỉ cần thùng chứa, lu sành tùy theo quy mô sản xuất.
Chuyên gia tư vấn cách thực hiện
Sản phẩm cùng danh mục
Chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực
Họ tên: Trần Thị Xuân Lan.
Học hàm học vị: Kỹ sư. Lĩnh vực tư vấn: Chế biến thực phẩm - đồ uống. Số năm kinh nghiệm: 4. |
Họ tên: Trương Thái Kha.
Học hàm học vị: Thạc sĩ. Lĩnh vực tư vấn: Chế biến thực phẩm - đồ uống. Số năm kinh nghiệm: 15. |