Thành viên cao cấp
10 năm 1 tháng

Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công Nghệ An Giang

- Quốc gia: Việt Nam

- Tỉnh thành: An Giang

- Lĩnh vực kinh doanh: Xử lý môi trường

- Ngày tham gia: 11/03/2014

Aquapure - Giải pháp an toàn kiểm soát nguyên sinh động vật ký sinh gây hại trong ao nuôi thủy s

- Ngày đăng: 05-07-2018
- Nơi đăng: An Giang
- Mức đánh giá: Chưa có đánh giá
- Đơn giá: Liên hệ

Theo dõi thực tế ngoài ao nuôi

Thử nghiệm chứng minh AquaPure có khả năng loại bỏ nguyên sinh động vật, điều trị bệnh vảy đen, đốm đen và vỏ dơ. Hỗ trợ tôm giai đoạn lột xác, khi sử dụng với liều cao và lặp lại lần 2 liên tục trong 3-5 ngày.

 

Ao 1

Ao 2

Ao 3

Diện tích ao

3200

4000

3400

Độ sâu (m)

1.2

1

1.1

Độ mặn (‰)

10

15

8

Dấu hiệu bên ngoài

Vẩy đen, vỏ dơ nghiêm trọng 100%

Vảy đen, lột xác yếu, vỏ nhỏ dơ 90%

Vỏ dơ nghiêm trọng 100%

Liều dùng

2.5ppm

1.25ppm

1.8ppm

Kết quả lần 1

Giảm 25%

Giảm 30%

Giảm 30%

Kết quả lần 2

Giảm 40%

Giảm 30%

Giảm 45%

 

Hình: (A) Nguyên sinh động vật ký sinh, (B) Tôm bị đóng rong, đen mang

Nguyên sinh động vật là tác nhân quan trọng

- Gây bệnh đóng rong trên tôm

Các loài sinh vật có thể gây bệnh đóng rong ở tôm bao gồm động vật nguyên sinh Zoothamnium spp., Vorticella spp., Suctoria spp.; các động vật chân tơ (barnacles); tảo Spirulina subsalsa, Schizthrix calcicola, Enteromorpha sp., Amphora sp., Nitszchia sp.; nấm Fusarium sp.; vi khuẩn dạng sợi Leucothrix spp. và các loại khác. 

- Gián tiếp gây bệnh đường ruột và gan tôm

Là các nguyên sinh động vật bám trên nền đáy ao, bạt lót ao như trùng nguyên sinh, trùng đế dày, trùng roi, … tạo nên lớp nhớt trên bề mặt vừa cản trở các quá trình trao đổi chất ở bề mặt ao vừa là nơi cư trú của nhiều vi khuẩn gây hại, tích tụ chất thải.

Các nhớt này cũng là thức ăn ưa thích của tôm, nhất là các tôm yếu nên là tác nhân gây nên các bệnh về gan và đường ruột tôm nếu không được xử lý định kỳ.

Biểu hiện của tôm khi bị động vật nguyên sinh ký sinh

Tôm yếu, bỏ ăn, ít di chuyển và cặp mé bờ, mang thường bị tổn thương hoặc biến đổi màu sắc và tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn và ký sinh trùng xâm nhập. Tôm hoạt động khó khăn, thậm chí tôm bị bệnh nặng, bội nhiễm với các yếu tố vi khuẩn gây hiện tượng đốm đen, vảy đen, vỏ dơ nghiêm trọng. 

Tác hại của nguyên sinh động vật ký sinh trên tôm

  • Cản trở khả năng trao đổi oxy của mang tôm
  • Tôm lột vỏ bất thường, sức khoẻ yếu
  • Tăng căng thẳng
  • Tạo vết thương mở đường cho vi khuẩn phát triển
  • Cạnh tranh về oxy hoà tan trong ao nuôi tôm
  • Tôm giảm ăn, chậm lớn, tắp mé
  • Đường ruột lỏng, không phải màu của thức ăn tự nhiên
  • Tôm sẫm màu, vỏ bẩn, mang đen.

Các giai đoạn phát triển của Nguyên sinh động vật ngoại trong ao nuôi

Phòng bệnh chung

  • Cho ăn thức ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu hoạt động và lột xác của tôm.
  •  Đảm bảo nhu cầu ôxy đầy đủ cho tôm, nhất là giai đoạn lột xác.
  •  Sử dụng vi sinh định kỳ, để ổn định chất lượng nước trong ao nuôi.

Điều trị với AquaPure:

AQUAPURE diệt động vật nguyên sinh một cách An toàn với thành phần các hoạt chất Anion, hoạt hóa bề mặt.

Dưới tác dụng của AquaPure

Động vật nguyên sinh sẽ: Di chuyển chậm hơn. Sau đó, ngừng di chuyển và hình thành các bóng khí bên trong cuống tế bào. Tiếp theo là ngừng hô hấp và hấp thu dinh dưỡng. Kết quả, nguyên sinh động vật sẽ vỡ cấu trúc và chết.

Hình: Cơ chế tiêu diệt Nguyên sinh động vật (Protozoa) khi dùng AquaPure

 

Hình: Nguyên sinh động vật chết (vỡ và gẫy cấu trúc) sau khi điều trị với AquaPure


Liều dùng:

  • Giảm nhớt, nhầy nước, chất rắn hữu cơ lơ lửng và nguyên sinh động vật

Xử lý:1- 1,5 lít AquaPure/1.000 m3, Định kỳ 7 - 10 ngày/ lần,

  • Điều trị tôm bị đen mang, nguyên sinh động vật ký sinh

Xử lý: 1 – 1,5 lít AquaPure/1.000m3 nước..

  • Giảm tảo lam và tảo đỏ (tảo độc)

Xử lý: 1,5 lít AquaPure/1.000m3 nước. Vào 8 - 9 giờ sáng
          + 1,5 lít Bio Marine/1.000m3 nước. Vào 6 giờ tối

Chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực

Họ tên: Trần Ngọc Phương Anh.
Học hàm học vị: Thạc sĩ.
Lĩnh vực tư vấn: Nông - Lâm - Thủy sản.
Số năm kinh nghiệm: 5.