Thành viên cao cấp
10 năm 8 tháng

Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công Nghệ An Giang

- Quốc gia: Việt Nam

- Tỉnh thành: An Giang

- Lĩnh vực kinh doanh: Xử lý môi trường

- Ngày tham gia: 11/03/2014

Cao nấm men - Chế phẩm bổ sung cho thức ăn chăn nuôi

- Ngày đăng: 16-03-2017
- Nơi đăng: An Giang
- Mức đánh giá: Chưa có đánh giá
- Đơn giá: Liên hệ

Cao nấm men được chiết xuất từ các tế bào nấm men, chứa 50-75% protein, 4-13% carbon hydrat và không có lipid. Hầu hết các sản phẩm thương mại cao nấm men đều có nguồn gốc từ Trung Quốc, Hà Lan, và Mỹ. Các sản phẩm này giàu vitamin, khoáng chất, axit amin và các thành phần thiết yếu khác. Tuy nhiên, tất cả các sản phẩm cao nấm men này hầu như không chứa lipid, trong khi nhu cầu cung cấp về chất béo trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi là rất lớn. Công nghệ sản xuất cao nấm men tại Việt Nam chưa có, chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào các doanh nghiệp nước ngoài.

Trong khi đó, thị trường thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam phát triển khá nhanh, với mức tăng trưởng từ 10-13%/năm đã đưa nước ta thành nước đứng thứ 17 trên thế giới về sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp năm 2014. Tuy nhiên, giá thực phẩm có nguồn gốc từ gia súc, gia cầm ở đầu ra rất thấp, nhưng chi phí thức ăn đầu vào rất cao (chiếm khoảng 70% giá thành).

Sở dĩ chi phí thức ăn cho chăn nuôi đầu vào cao là do doanh nghiệp Việt Nam hằng năm phải nhập khẩu tới 50% nguồn nguyên liệu từ nước ngoài, đặc biệt là những chất phụ gia như cao nấm men, đạm hữu cơ (protein), chất béo (lipid). Do đó, nhu cầu về nguyên liệu sản xuất thức ăn giàu đạm, lipid và các chế phẩm sinh học cho vật nuôi là rất lớn.

Hiện nay, chủng nấm men Lipomyces starkeyi có khả năng sinh lipid cao nhưngviệc ứng dụng vi sinh vật này tại Việt Nam còn ít, chỉ có dạng chế phẩm Lipomycin M để giữ ẩm cho đất. Nhận thấy tiềm năng của chủng nấm men Lipomyces starkeyi có khả năng sử dụng để sản xuất cao nấm men giàu lipid bổ sung vào thức ăn chăn nuôi, nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Ươm tạo đã tiến hành thử nghiệm sản xuất chế phẩm cao nấm men giúp tăng trọng lượng gà.

Nhóm nghiên cứu sử dụng cách tạo đột biến ngẫu nhiên chủng nấm men Lipomyces starkeyi để làm tăng khả năng sinh lipid, tạo chế phẩm để bổ sung vào thức ăn chăn nuôi. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng lipid sinh ra ở chủng đột biến Lipomyces starkeyi A3 cao hơn 10% so với các chủng khác. Sản phẩm cao nấm men sau khi sấy phun có dạng bột, màu vàng nhạt, hàm lượng protein là 50% và lipid là 45%.

Chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực

Họ tên: Trần Ngọc Phương Anh.
Học hàm học vị: Thạc sĩ.
Lĩnh vực tư vấn: Nông - Lâm - Thủy sản.
Số năm kinh nghiệm: 5.