Công nghệ sản xuất cá tra nghệ

- Ngày đăng: 04-03-2015
- Nơi đăng: An Giang
- Mức đánh giá: Chưa có đánh giá
- Đơn giá: Liên hệ

THÔNG TIN NGƯỜI BÁN

Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công Nghệ An Giang

Địa chỉ: 17 Lê Lai, Phường Mỹ Bình, TP Long Xuyên, An Giang

Tỉnh thành: An Giang

Điện thoại: 02963.954306

Email: trungtamkhcnag@gmail.com

Fax: 02963954305

  • Xem gian hàng
  • QUY TRÌNH SINH SẢN NHÂN TẠO VÀ SẢN XUẤT GIỐNG CÁ TRA NGHỆ

     

    I.    NUÔI VỖ CÁ BỐ MẸ

    Nuôi vỗ cá bố mẹ là khâu quan trọng quyết định đến hiệu quả trong sản xuất giống nhân tạo khi cá bố mẹ được nuôi vỗ tốt sẽ tăng hệ số thành thục, tăng tỉ lệ cá tham gia sinh sản cũng như nâng chất lượng cá bột, cá giống. Theo quy luật phát triển của buồng trứng thì ở giai đoạn đầu của quá trình tạo trứng, cá thường cần những  loại thức ăn có năng lượng cao, nhưng khi trứng đã trưởng thành thì các loại Vitamin, các nguyên tố vi lượng lại đóng vai trò ảnh hưởng lớn tới phẩm chất sinh dục.

    1.1 Tiêu chuẩn ao nuôi vỗ cá bố mẹ

    Ao nuôi cá nên chọn đào ở những nơi đất thịt và ít bị nhiễm phèn, nên gần nhà để tiện chăm sóc và bảo vệ.

     Ao nuôi vỗ  có diện tích ít nhất 1.000 m2, độ sâu mực nước từ 1,5 -3 m.

    Nhiệt độ nước ao thích hợp từ 26-300C

    pH thích hợp từ 7-8

    Hàm lượng oxy hòa tan từ 5mg/l trở lên.

    Nhìn chung ao càng rộng, thoáng càng tạo không gian họat động thoải mái cho cá; giữ được sự ổn định của các yếu tố môi trường nhất là những khi thời tiết thay đổi; giúp cho cá sinh trưởng và phát triển thuận lợi, thành thục dễ dàng và chất lượng sản phẩm sinh dục tốt.

    1.2 Cải tạo ao nuôi vỗ cá bố mẹ

    Tát cạn, vét hết bùn đáy ao, sửa chữa, cũng cố bờ ao, cống cấp, tiêu nước

    Dọn cỏ bờ, dọn sạch rong dưới đáy

    Bón vôi: Lượng vôi  dùng để bón 15kg/100m2 . Vôi được rãi đều đáy ao và mé bờ. Sau khi rãi vôi đáy ao được phơi nắng từ 3 – 5 ngày

    Cấp nước vào ao phải qua túi lưới để tránh trứng, cá tạp lọt vào ao

    1.3 Chọn cá bố mẹ, mật độ và thức ăn nuôi vỗ

    + Cá được chọn có trọng lượng 2 kg trở lên, không dị tật, đã thành thục.

    + Mật độ thả 1 kg cá bố mẹ/m2, tỷ lệ đực cái là 1:1.

    + Cá được nuôi vỗ quanh năm

    + Khẩu phần ăn: 2 % trọng lượng cơ thể / 2 ngày (1 ngày cho ăn, 1 ngày nghĩ)

    + Thức ăn nuôi vỗ gồm: Thức ăn công nghiệp và cà chua

    (Cho ăn theo công thức 6 ngày cho ăn thức ăn công nghiệp và 1 ngày cho cá ăn cà chua)

    - Thức ăn công nghiệp 30 % đạm và  bổ sung vitamin A, D, E  bằng  0,5 % trọng lượng thức ăn.

    - Cà chua chín xắt nhỏ 2 – 3cm (Việc bổ sung cà chua trong khẩu phần thức ăn nhằm cung cấp các nguyên tố vi lượng, muối khoáng nhất là beta carotene có nhiều trong cà giúp cơ thể cá tạo trứng) [6]

    + Số lần cho ăn: 1 lần/ngày cho ăn vào buổi chiều

    + Mùa vụ sinh sản của cá bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10 (dl)

    Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy với công thức nuôi vỗ trên

    - Cá cái tham gia sinh sản có hệ số thành thục  10,80% ± 2,04

    - Cá đực có lượng tinh vuốt được 2 - 2,5 ml/1kg khối lượng cá đực.

    - Sức sinh sản của cá cái có khối lượng từ 2,5 -3,5 là:  67.738 ± 12.575 trứng/kg cá cái.   

    1.4 Quản lý và chăm sóc cá bố mẹ

    + Định kỳ thay nước ao 7 ngày/lần, mỗi lần thay 20% thể tích nước trong ao

    + Muối hột 50 kg/ 1.000m2 2 lần/tháng

    II.   SẢN XUẤT GIỐNG CÁ TRA NGHỆ

    2.1 Kiểm tra thành thục cá bố mẹ

    Sau thời gian nuôi vỗ, từ tháng 3 DL có thể kiểm tra thành thục của cá bố mẹ. Dùng lưới kéo để kiểm tra độ thành thục cá bố mẹ, thao tác kéo nên nhẹ nhàng nhằm tránh cho cá không bị xây xát.

    2.2 Chọn cá bố mẹ tham gia sinh sản

    Chọn cá bố mẹ cho sinh sản phải khoẻ mạnh không dị tật

    Đối với cá cái, dùng que thăm trứng

    Trứng tròn hạt, trứng rời, có màu vàng nhạt không có dịch nhầy

    Đường kính trứng > 1,4 mm (trứng ở giai đoạn IV).

    Đối với cá đực, vuốt xoang bụng cá thấy sẹ đục chảy ra từ lỗ sinh dục. Chọn cá đực có tinh nhiều và đặc

     

     

    2.3  Tiêm kích dục tố và cho sinh sản nhân tạo

                                     Tiêm kích dục tố

                  Sử dụng HCG. Tiêm 5 liều (3 liều dẫn 1liều sơ bộ và 1 liều quyết định) hoặc 6 liều ở đầu và cuối vụ sinh sản (4 liều dẫn 1 liều sơ bộ và 1 liều quyết định), khoảng cách giữa các liều tiêm dẫn là 24 giờ, khoảng cách giữa liều sơ bộ và liều quyết định là 8 giờ.

    Liều lượng:      5 Liều                                                                      

                            Ba liều dẫn: 300 UI/ kg cá cái/ liều          

                            Một liều sơ bộ: 800 UI/ kg cá cái/ liều

                            Liều quyết định: 3.000 UI/ kg cá cái

    Vị trí tiêm: cơ lưng. (Để tránh cá xây xát nên cố định cá trong băng ca và dùng kiêm tiêm chích xuyên qua vải của băng ca)

    Sau khi tiêm liều quyết định khoảng  6 - 9 giờ cá sẽ rụng trứng.

    Đối với cá đực chích cùng thời điểm chích liều quyết định cá cái với liều  bằng  ¼ liều của cá cái. 

    Cho cá đẻ

    Thăm trứng: Thực hiện từ giờ thứ 6 sau khi tiêm liều quyết định. Dùng que thăm trứng lấy một ít trứng cho vào đĩa petri và một ít nước lắc đều thấy hạt trứng trong, rời, dính vào đĩa petri, vuốt nhẹ xoang bụng có ít trứng chảy ra thì chuyển sang bể gây mê.

    Lấy tinh trùng cá đực: Dùng ống tiêm hút phần sẹ trắng đục chảy ra từ lỗ sinh dục. Pha loãng tinh với nước muối sinh lý (3 tinh: 1 nước) đem bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh hoặc trong phích có chứa nước đá (đá để trong khay nhựa đặt ống tinh trên hai thành khay để nước khỏi rơi vào).

    - Pha thuốc gây mê (Ethylenglycol monophenyl ether) với liều lượng 40 cc/0,5 m3

    - Gây mê cá: cho cá vào băng ca đặt vào nước đã pha thuốc gây mê, thời gian gây mê khoảng 5 - 10 phút.

    - Vuốt trứng: vuốt trứng vào thau nhựa. Trứng vuốt tới đâu cho tinh trùng vào tới đó, dùng lông gà khuấy đều.               

    - Khử trứng dính: cho nước sạch và khuấy đều, gạn khô tiếp tục cho dung dịch Tanin vào khuấy đều, gạn khô rửa lại bằng nước sạch 2 - 3 lần rồi đem trứng đi ấp

    - Đối với cá cái, sau khi vuốt trứng xong, dùng băng ca chuyển  vào bể nước chứa cá có sục khí mạnh. Thả cá nhẹ nhàng vào bể, vài phút sau cá hồi phục hoàn toàn và bơi lội bình thường. Khi cá trở lại trạng thái bơi lội bình thường, khoảng 4 giờ sau khi cá sinh sản sẽ đưa cá trở lại ao nuôi vỗ cá bố mẹ.

    2.4  Ấp trứng và dưỡng cá bột

    Ấp trứng:

                Trứng được ấp trong bình vây (weis)

    Mỗi lít nước của bình vây có thể ấp 4.000  trứng cá tra nghệ (Tương đương  50gr trứng). Cá bắt đầu nở từ giờ ấp thứ 24.

    III.  ƯƠNG GIỐNG CÁ TRA NGHỆ

    Ương cá là nuôi và chăm sóc những cá non (bột) đến lúc đạt kích thước có thể sống trong ao nuôi cá thịt

    * Cá bột là cá sau khi nở, noãn hoàng đã tiêu gần hết và bắt đầu tìm mồi trong nước.

    * Cá hương là cá 13 – 20 ngày tuổi. Cá có hình thái gần như cá trưởng thành, ăn được thức ăn của cá trưởng thành. Cá tra, ba sa, cá tra nghệ chiều dài 3 – 4 cm

    Do có những khác biệt về loài (Ở cá tra bột  những ngày đầu có khuynh hướng sống ở  tầng giửa và tầng mặt còn ở cá tra nghệ sống nhiều ở tầng đáy). Nên quy trình ương cá tra nghệ có những điểm chung và những điểm khác biệt so với quy trình ương cá tra đang được ứng dụng phổ biến hiện nay.

    A. Quy trình ương

    1. Chọn địa điểm và qui cở ao ương

    Ao ương cá nên chọn gần sông, kênh, rạch.. Để tiện cho việc cấp thoát nước, chăm sóc quản lý…

    Cách ly với các nguồn nước ô nhiễm

    Không nên chọn ao có nhiều cây lớn chung quanh vì cây lớn che ánh sáng mặt trời và lá cây rụng xuống ao gây biến động thủy lý hoá nước ao bất lợi cho cá ương

    — Cần lưu ý những động vật ăn thịt,côn trùng có thể đóng vai trò ký chủ trung gian truyền dịch bệnh rất nguy hiểm cho cá nuôi.

    2. Qui cở ao

     Có thể ương cá trong ao nhỏ hay lớn. Tuy nhiên ao nhỏ các yếu tố môi trường như nhiệt độ, Oxy hoà tan … dể biến động bất lợi cho cá ương. Ao quá lớn có những bất lợi như khó quản lý, việc cấp nước cho ao ương có thể kéo dài nhiều ngày tạo điều kiện cho những sinh vật gây hại cho cá phát triển trong ao ương.

    Diện tích thích hợp từ 1.000 – 2.000 m2.

    Độ sâu từ 1,8 – 2,5m, mực nước ao > 1,5 m

    Ao hình chữ nhật. Đáy ao nên dốc về hướng cống  thoát

    Chung quanh ao nên có lưới mùn ngăn địch hại xâm nhập ao ương.      

     3. Cải tạo ao đúng kỹ thuật

                Giữ sạch môi trường nước không chỉ có ý nghĩa tạo điều kiện tốt cho cá  mà còn đề ngăn ngừa hoặc làm chậm phát triển của tác nhân gây bệnh.

    Sau mỗi chu kỳ nuôi cần phải làm sạch đáy ao . Cần phải loại bỏ các chất hữu cơ, mần bệnh lắng tụ ở đáy ao trong vụ nuôi cũ

    Tát cạn, vét hết bùn đáy ao, sửa chữa, củng cố bờ ao, cống cấp, tiêu nước.

    Dọn cỏ bờ, dùng lưới cước đăng chắn quanh ao ương để tránh địch hại xâm nhập vào ao trong giai đoạn đầu thả cá bột.

    * Bón vôi

    Tác dụng của vôi ngoài diệt trùng ( vi khuẩn gây bệnh cá, trứng, cá tạp…). Vôi còn làm tăng pH của nước.

    Lượng vôi  dùng để bón từ 10 – 15kg/100m2  ao tuỳ theo ao mới hay ao cũ, đất phèn nhiều hay ít. Vôi được rãi đều đáy ao và mé bờ

    Sau khi rải vôi đáy ao nên được phơi nắng từ 3 – 5 ngày

    * Diệt cá tạp

                Sử dụng dây thuốc cá (loại còn tươi) giả nhuyễn vắt lấy nước rải đều mặt ao; liều lượng 0,4 – 0,5 kg/ 100 m2 

                Chú ý: Khi dùng dây thuốc cá không  chờ tát cạn ao mà nên  rải thuốc khi nước trong ao còn khoảng 10 cm

    B. Quy trình ương cá tra nghệ

    Qui trình ương cá bột tra nghệ có hai giai đoạn:

    Giai đoạn 1:  Ương trong vèo (từ 1 đến 12 ngày tuổi):

    Ương cá bột thành cá hương,  ương trong vèo đặt trong ao

    4. Vèo ương cá

                Vật liêu là lưới mùn dày.     Qui cở 5 x 10 x 1,5 m (ương 50.000 con cá bột)

                Mực nước trong vèo 1 – 1,2 m. Đáy vèo nên cách đáy ao từ 0,3 – 0,5 m

    Trong vèo phải có  hệ thống sục khí để  tăng khả năng đảo nước cung cấp thêm oxy, ngoài ra tăng khả năng bắt mồi của cá và giảm khả năng sát hại lẫn nhau.

     5. Giống và mật độ ương

     Cá tra nghệ bột có khả năng sát hại nhau rất lớn hơn cả cá tra bột vì ngoài cấu trúc đặc biệt của răng cá (Miệng cá mở đóng liên tục và răng hướng về phía sau nên khi đụng vào con mồi cá giữ chặt không nhả ra được); miệng của cá tra nghệ bột cũng rộng hơn miệng cá tra. Do đó để giảm thiểu hao hụt trong quá trình nuôi hoặc trong vận chuyển cá, các cơ sở cần tính toán thời gian chặt chẽ để nhận cá từ cơ sở sản xuất về địa điểm ương  (cá bột không quá 28 giờ tuổi).

    Thời gian thả cá bột là sáng sớm hoặc chiều mát.

    Mật độ ương 800-1000 con/m2 diện tích vèo

    Bột thức ăn công nghiệp đặm đặc, có độ đạm 40% : 1kg/ 50.000 cá bột/ ngày đầu

    Cho cá ăn 1 ngày 5 lần vào lúc : 7h,10h, 14h, 17h, 20h

    Cách cho ăn: hoà thức ăn  vào nước rồi rải đều khắp mặt vèo

    Mỗi ngày tăng lượng thưc ăn thêm 20%

    Thường xuyên theo dõi, quản lý và chăm sóc ao và vèo ương cá. Bảo đảm máy sụt khí hoạt động liên tục cho đến khi cá lên ăn móng hoàn toàn (12 – 13 ngày) Hạ vách vèo để cá từ từ lội từ trong vèo ra ngoài ao ương tiếp giai đoạn 2.

    Giai đoạn 2:  Ương trong ao đất

    Ương cá hương thành cá giống, được ương trong ao đất

                Kỹ thuật ương giai đoạn này giống như ương cá tra, nhưng có một điểm bổ sung quan trọng là: Trước khi thả cá hương ra ao phải dùng lưới mùn gạn, kéo sát mé bờ ao nhằm thu bắt con chùm chụp (ấu trùng chuồn chuồn) trong ao. Một trong những địch hại quan trọng giảm tỉ lệ sống trong ương cá.

    Thức ăn cho cá  trong giai đoạn này là thức ăn công nghiệp, chú ý chọn loại thức ăn viên nổi có kích thước vừa cở miệng của cá, độ đạm từ 32-35%, cho ăn 3-4 lần trong ngày. Tập cho cá gom cầu và định lượng thức ăn lại cho hợp lý.

    Tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống

    -         Cá 15 ngày tuổi đạt chiều dài L = 2 -3 cm

    -         Cá 30 ngày tuổi đạt chiều dài L = 6 - 8 cm

         Quản lý chăm sóc tốt, tỉ lệ sống cá có thể đạt từ  25 – 35%

    5. Quản lý tốt môi trường nước ao ương

     Không để địch hại như rắn, ếch , lươn, cá tạp, cá dữ, bọ gạo… xâm nhập

     Quan sát màu nước ao ương, màu nước phải luôn luôn có màu xanh đọt chuối. Khi cho cá ăn tránh để thức ăn bị dư để làm nước bị nhiễm bẩn

     Sử dụng zeolite

    Trong quá trình ương nuôi nên sử dụng Zeolite.  Zeolite có chức năng  xử lý bùn bã hữu cơ , thức ăn dư thừa, hấp thu các độc tố NH3 , H2S, NO2, kim loại nặng ở nền đáy. Ngoài ra nó còn cung cấp oxy hoà tan cho môi trường nuôi. Vì vậy nên xử lý Zeolite vào lúc chiều tối nhằm gia tăng lượng oxy vào ban đêm. Zeolite còn làm giảm vật chất hửu cơ lơ lửng trong nước

    Liều lượng sử dụng: 2g/1m3 nước.  định kỳ 7 ngày/ lần

    Cần đảm bảo các chỉ tiêu thủy lý hoá ao nuôi

    Nhiệt độ                                             26 - 320 C

    Oxy hoà tan DO                                > 3 mg / l

    pH                                                       7 - 8

    Chú ý:

                Sau những trận mưa đầu mùa, nước ao dễ bị nhiễm phèn cần pha loãng vôi bột trong nước từ 3-5 kg/100 m2 ao, lấy phần nước trong tát đều khắp mặt nước ao.

     

    Sau 30 ngày có thể gạn và lược cá qua ao khác để tách đàn và giữ cho cá đồng cỡ, bảo đảm mật độ 200-300/ m2. 

     

    Sản phẩm cùng danh mục

    Không có sản phẩm cùng danh mục!

    Chat với Chúng Tôi