|
Máy cho tôm ăn tự động tích hợp công nghệ IoT- Ngày đăng: 05-07-2018- Nơi đăng: An Giang - Mức đánh giá: Chưa có đánh giá - Đơn giá: Liên hệ |
THÔNG TIN NGƯỜI BÁN
Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công Nghệ An Giang Địa chỉ: 17 Lê Lai, Phường Mỹ Bình, TP Long Xuyên, An Giang Tỉnh thành: An Giang Điện thoại: 02963.954306 Email: trungtamkhcnag@gmail.com Fax: 02963954305 |
Một trong những vấn đề khó khăn và quan tâm của người nuôi tôm hiện nay nằm ở khâu rải thức ăn cho tôm và quan trắc nhiệt độ, độ pH... của nước trong ao nuôi nhằm giám sát và kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình nuôi. Hiện nay, việc cho tôm ăn được thực hiện phổ biến bằng tay hoặc bằng máy đặt cố định. Phương pháp cho tôm ăn bằng tay có nhược điểm là năng suất không cao, chi phí nhân công tăng... Phương pháp cho tôm ăn bằng máy có cải thiện được vấn đề năng suất, tuy nhiên lượng thức ăn vẫn không được phân phối đều, chỗ thừa chỗ thiếu, đồng thời thức ăn thừa xung quanh vị trí đặt máy cố định dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm ao tôm, gây thiệt hại cho người nuôi tôm.
Máy có thông số kỹ thuật chính như sau: Dung tích thùng chứa thức ăn: 30 kg; trọng lượng máy: 25 kg; tải trọng tối đa của dàn phao: 100 kg; công suất tiêu thụ điện năng khi máy hoạt động: 200 W/h. Về tính năng, máy có thể cho tôm ăn tự động bằng cách thiết lập thời gian cho ăn qua smartphone, hoặc điều khiển kích hoạt máy cho ăn tại bất kỳ thời điểm nào thông qua smartphone; người dùng có thể thiết lập khối lượng mỗi lần cho ăn qua điện thoại; báo lượng thức ăn còn lại trong máy lên smartphone, đồng thời giám sát, kiểm soát lượng thức ăn đã rải xuống ao. Bên cạnh đó, máy còn có tính năng quan trắc môi trường nước. Cụ thể, máy có thể báo nhiệt độ, độ pH của nước trong ao tôm lên smartphone, tổng hợp dữ liệu dạng biểu đồ theo giờ, ngày, tuần, tháng để người dùng tiện theo dõi hoặc phân tích dữ liệu. Ngoài ra, máy được lắp motor tời, giúp tự động di chuyển giữa hai bờ ao trong quá trình rải thức ăn cho tôm, giúp cho thức ăn phủ rộng hơn trên mặt ao, không gây ô nhiễm cục bộ do thức ăn dư thừa, khả năng tôm tiếp cận được nguồn thức ăn cao hơn.