Tin tức

Than sinh học dùng cho phân bón

Than sinh học dùng cho phân bónViệt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới. Vì thế, lượng phế thải và phụ phẩm từ ngành nông nghiệp như: trấu, rơm rạ, bã mía, lõi ngô v..v… mỗi năm có khoảng hàng chục triệu tấn. Những phế phụ phẩm ấy, nếu biết tận dụng sẽ trở thành nguồn nhiên liệu vô cùng hữu ích. Khi chúng ta tận dụng những phế phẩm của ngành nông nghiệp để sản xuất được các sản phẩm hữu ích, thân thiện với môi trường sẽ giảm được tình trạng phát thải khí nhà kính do quá trình đốt phế phẩm nông nghiệp gây ra.
Vì vậy, những giải pháp để tận dụng tái tạo nguồn nguyên liệu phụ phẩm dư thừa trong nông nghiệp thành các sản phẩm hữu ích, thân thiện với môi trường thực sự là cần thiết trong đời sống hiện nay.
Dùng rơm rạ, củi, lõi ngô, trấu được đưa vào lò đốt than sinh học ĐK – TR1 hoặc bếp đun cải tiến ĐK – T2 và nung dưới nhiệt độ khoảng 500 đến 600 độ C. Trong điều kiện yếm khí không có ôxy và trong điều kiện áp suất lớn, cácbon sinh khối không bị cháy toàn bộ mà ở dạng giữa khoáng và hữu cơ. Khói tỏa ra từ các lò đốt cũng không phải là CO2 mà chỉ là hơi nước nên không gây hại tới môi trường. Sau một vài giờ, nguồn sinh khối này sẽ tự chuyển hóa thành than mà nông dân có thể dùng làm phân bón ruộng cho cây trồng.
Trong điều kiện thời tiết nhiệt đới ẩm Việt Nam, than sinh học có tốc độ phân hủy chậm sẽ giúp làm chậm quá trình thoái hóa đất, chống bạc màu, giảm độ chua, tăng hiệu quả sử dụng phân lên gấp 2 đến 3 lần.

NASATI (Theo sangtaovietnam.vn, 06/09/2013)

 

Tin liên quan

Chat với Chúng Tôi