Kỹ thuật nhân giống nhanh tăng tốc độ sinh trưởng của cây trồng
Một nhóm nghiên cứu tại Trung tâm John Innes, trường Đại học Queensland và Đại học Sydney đã thiết lập được nền tảng nhân giống nhanh, sử dụng nhà kính hoặc một môi trường nhân tạo nhiều ánh sáng để tạo nên chế độ thâm canh cả ngày nhằm tăng tốc độ tìm kiếm các cây trồng sinh trưởng tốt hơn. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Nature Plants.
Sử dụng kỹ thuật này, các nhà khoa học đã tạo ra một thế hệ lúa mì từ hạt giống chỉ trong vòng 8 tuần. Nghĩa là mỗi năm có thể trồng 6 vụ lúa mì, gấp ba lần so với kỹ thuật nhân giống con thoi (shuttle-breeding) hiện đang được các chuyên gia lai tạo và nhà nghiên cứu sử dụng.
Trong nhiều năm qua, tốc độ cải thiện một số cây trồng chủ lực chậm lại, gây trở ngại lớn trong việc tìm kiếm nguồn cung cấp lương thực cho dân số toàn cầu đang gia tăng và giải quyết tác động của biến đổi khí hậu. TS. Brande Wulff cho rằng nhân giống nhanh là giải pháp tiềm năng mới cho thách thức toàn cầu trong thế kỷ 21.
Kỹ thuật nhân giống nhanh sử dụng môi trường sinh trưởng hoàn toàn có kiểm soát và cũng có thể được mở rộng để hoạt động trong nhà kính thông thường. Kỹ thuật này sử dụng đèn LED được tối ưu hóa để hỗ trợ quang hợp trong các chế độ thâm canh lên đến 22 giờ mỗi ngày. Đèn LED làm giảm mạnh chi phí so với đèn hơi natri thông dụng nhưng không hiệu quả vì sản sinh rất nhiều nhiệt và phát ra ánh sáng yếu.
Nhóm nghiên cứu quốc tế cũng chứng minh kỹ thuật nhân giống nhanh có thể được áp dụng cho một số loại cây trồng chủ lực. Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã tạo ra 6 thế hệ lúa mì, lúa mạch, đậu hà lan và đậu hồi; và bốn thế hệ canola (một dạng cải dầu) trong vòng 1 năm. Đây là sự gia tăng mạnh mẽ so với các kỹ thuật nhân giống thương mại được sử dụng phổ biến.
Nghiên cứu chứng minh các đặc điểm như các tương tác của mầm bênh thực vật, hình dạng và cấu trúc thực vật và thời gian nở hoa có thể được nghiên cứu chi tiết và lặp lại nhờ áp dụng công nghệ nhân giống nhanh. Kỹ thuật nhân giống nhanh khi được áp dụng cùng với các kỹ thuật truyền thống, có thể là công cụ quan trọng cho phép thúc đẩy tiến bộ trong việc tìm hiểu đặc tính di truyền của cây trồng.
Tin liên quan
- Ứng dụng thiết bị bay không người lái trong nông nghiệp
- Chính thức khởi động Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc
- Việt Nam – Italia: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực KH&CN
- Thứ trưởng Phạm Công Tạc phát biểu tại Đại Hội đồng ngành năng lượng nguyên tử ngày 19/9/2017
- Nông dân sáng chế máy hút sâu cho cây chè
- Đoàn công tác của Bộ Chính trị làm việc về công tác cán bộ tại Bộ Khoa học và Công nghệ
- Ký thỏa thuận thành lập 02 Trung tâm khoa học dạng 2 về Toán học và Vật lý tại Việt Nam được UNESCO công nhận và bảo trợ
- Hội nghị sơ kết công tác 7 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm 2017 của Ban Chỉ đạo Tây Bắc
- Thông báo giải thể tổ chức khoa học và công nghệ
- Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ đồng bào miền núi phía Bắc thiệt hại do mưa lũ