Bảo quản chè bằng tổ hợp silo có sử dụng bơm nhiệt
Toàn cảnh buổi nghiệm thu Đề tài
Tham dự buổi nghiệm thu có đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch, các thành viên trong Hội đồng khoa học và công nghệ nghiệm thu cấp Nhà nước.
Từ thực tiễn sản xuất cho thấy, chất lượng chè phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: Giống chè, kỹ thuật canh tác, thu hái, chế biến và bảo quản. Trong nhiều năm qua, chúng ta ít quan tâm đến công đoạn bảo quản sản phẩm do đó chất lượng chè của Việt Nam thường không ổn định. Xuất phát từ tình hình thực tiễn của ngành Chè, Bộ Khoa học và Công nghệ thông qua Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước KC07/11-15 đã cho phép thực hiện đề tài nghiên cứu công nghệ và hệ thống thiết bị bảo quản chè bằng tổ hợp silo có sử dụng bơm nhiệt.
Qua hai năm triển khai thực hiện (2012-2014), Đề tài đã cơ bản thực hiện được mục tiêu đề ra. Đề tài có tính thực tiễn cao và đã thiết kế, chế tạo và lắp đặt xong hệ thống thiết bị bảo quản chè bằng tổ hợp các silo. Các công đoạn thiết kế, chế tạo thiết bị hoàn toàn do các nhà khoa học của Việt Nam đảm nhận.
Hiện quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị bảo quản phối, trộn chè CTC bằng tổ hợp silo có sử dụng bơm nhiệt, quy mô 64 tấn được ứng dụng tại Công ty TNHH một thành viên Chè Á Châu – Phú Thọ, thuộc Công ty TNHH Chè Á Châu, xã Ngọc Lập, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.
Với các công nghệ, thiết bị và phần mềm giám sát, điều khiển lựa chọn, độ chính xác của quá trình định lượng, phối trộn đảm bảo sai số dưới 0,5%. Chất lượng chè sau khi phối trộn đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu. Việc ứng dụng hệ thống bơm nhiệt để sấy lại chè trong các silo giúp duy trì độ ẩm của chè dưới 5%, bảo đảm chất lượng chè trong quá trình bảo quản. Lượng bột tạo ra qua mỗi công đoạn dao động trong khoảng 0,004-0,009% đáp ứng yêu cầu của sản xuất. Do tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng của sản phẩm, ứng dụng quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị bảo quản, định lượng và phối trộn chè CTC bằng tổ hợp silo có sử dụng bơm nhiệt đem lại hiệu quả cao, sản phẩm chè đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Kết quả của Đề tài khi áp dụng vào thực tế sản xuất tại các doanh nghiệp chế biến chè đã giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm diện tích kho bảo quản, chủ động tích lũy và bảo quản chè với khối lượng lớn, giúp ổn định chất lượng trong một thời gian nhất định (12 tháng).
Thành công của Đề tài này không chỉ góp phần vào việc nâng cao và ổn định chất lượng chè của Việt Nam trong thời gian tới mà còn cho thấy khả năng phát triển ngành Cơ khí ở Việt Nam là hoàn toàn có thể.
Đề tài đã được Hội đồng khoa học và công nghệ đánh giá nghiệm thu cấp Nhà nước do PGS.TS. Lê Nguyên Đương là Chủ tịch nhất trí nghiệm thu và đánh giá đạt loại Khá.
Tin liên quan
- Ngày hội lớn nhất trong năm dành cho khởi nghiệp và công nghệ Việt Nam
- Hội thảo “Vai trò của hàng rào kỹ thuật trong thương mại, những hỗ trợ về khoa học và công nghệ trong hội nhập quốc tế”
- Từ nông dân thành chủ doanh nghiệp khoa học công nghệ
- Cuộc họp khu vực về hiện trạng cơ sở hạ tầng pháp quy quốc gia về an toàn
- Họp báo công bố kết quả Dự án hỗ trợ cơ quan pháp quy hạt nhân Việt Nam
- Ứng dụng công nghệ, chủ động giống và nuôi thương phẩm cá chim vây vàng
- Đánh giá mức độ nguy hại của Nguồn phóng xạ
- Hội thảo khoa học "Toàn cầu hóa khoa học và công nghệ– Lựa chọn lĩnh vực công nghệ chiến lược, đối tác chiến lược ưu tiên”
- Hội chợ Quốc tế lần thứ 4 về Công nghệ Thí nghiệm, Phân tích, Chẩn đoán và Công nghệ sinh học (ANALYTICA VIETNAM 2015)
- Phát triển thị trường khoa học và công nghệ